Xét nghiệm Fibrin Monomer (FM)
trong Huyết khối tĩnh mạch (VTE)
Sản Khoa

Theo Ulrich-Peter Rohr và cộng sự (1), khoảng 75% các quyết định lâm sàng dựa trên các xét nghiệm chẩn đoán y khoa, với mục tiêu sàng lọc, chẩn đoán loại trừ hoặc chẩn đoán xác định. Trong đó, chẩn đoán ở giai đoạn sớm cho thấy lợi ích trong việc tiết kiệm chi phí […]

Theo Ulrich-Peter Rohr và cộng sự (1), khoảng 75% các quyết định lâm sàng dựa trên các xét nghiệm chẩn đoán y khoa, với mục tiêu sàng lọc, chẩn đoán loại trừ hoặc chẩn đoán xác định. Trong đó, chẩn đoán ở giai đoạn sớm cho thấy lợi ích trong việc tiết kiệm chi phí điều trị cho bệnh nhân cũng như cho cả cộng đồng xã hội, thông qua các nghiên cứu kinh tế y tế về giảm tỉ lệ nhập viện, áp lực tổ chức, vận hành bệnh viện nói chung, cũng như Nhân viên y tế nói riêng.

Trong xu thế đó, Fibrin Monomer (FM) được xem là một dấu ấn hứa hẹn trong chẩn đoán sớm huyết khối. FM (SFM) được đề cập tới trong khuyến cáo ISTH về thuật toán chẩn đoán DIC. FM cũng đang được ứng dụng tại Việt Nam trong những năm gần đây, liên quan đến Sepsis & shock sepsis,  đặc biệt ứng dụng của FM trong chẩn đoán và sàng lọc Huyết khối tĩnh mạch (VTE) ở Sản Khoa.

VTE là nguyên nhân chính gây ra bệnh tật và tử vong mẹ trên toàn thế giới, Ở Mỹ, rối loạn huyết khối tắc mạch – viêm tắc tĩnh mạch sâu (DVT) hoặc thuyên tắc phổi (PE) – là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở đối tượng phụ nữ mang thai. Nguy cơ VTE ở nhóm đối tượng này tăng gấp 5 lần trong thai kỳ và tăng 60 lần trong 3 tháng đầu sau sinh so với phụ nữ không mang thai (4). Với sự hỗ trợ của FM, marker này giúp cho bác sĩ lâm sàng có thêm trợ thủ đắc lực trong việc kiểm soát tình trạng và nguy cơ huyết khối, đảm bảo an toàn cho bà mẹ và thai nhi trong suốt quá trình mang thai và sinh em bé.

Xét nghiệm FM đã cho thấy ưu thế vượt trội so với D-Dimer trong việc xác định tình trạng đang hoạt hóa hình thành huyết khối ở những phụ nữ có thai bình thường. Từ đó tối ưu hóa việc chỉ định điều trị kháng đông, thời điểm bắt đầu và kết thúc điều trị.

Hầu hết phụ nữ có thai đều có nồng độ D-Dimer tăng cao do sinh lý hoặc bệnh lý. Trong khi đó, FM có nồng độ tương đối ổn định trong thai kỳ bình thường. FM là sản phẩm tạo ra trước khi cục máu đông được hình thành (Fibrin), phản ánh sự tăng hình thành thrombin. FM tăng là một dấu hiệu dự báo sớm tình trạng hình thành huyết khối.

Tham khảo nghiên cứu kết luận về giá trị ứng dụng của FM có ý nghĩa chẩn đoán VTE ở Sản Khoa chuyên biệt hơn so với D-Dimer: FM-valuable-thrombosis-marker-of-VTE-risk-in-pregnant-women

Tài liệu tham khảo:

  1. Early diagnostics: Shaping healthcare and society through new technologies. (2021, September 21). European Institute of Innovation & Technology (EIT). https://eit.europa.eu/library/early-diagnostics-shaping-healthcare-and-society-through-new-technologies
  2. Raia-Barjat, T. et al. (2022). Venous Thromboembolism Risk Score and Pregnancy. Frontiers in Cardiovascular Medicine, 9. https://doi.org/10.3389/fcvm.2022.863612
  3. Jean‐Christophe Gris et al. (2018). Clinical value of automated fibrin generation markers in patients with septic shock: a SepsiCoag ancillary study. British Journal of Haematology, 183(4), 636–647. https://doi.org/10.1111/bjh.15576
  4. Levi, M. et al. (2009). Guidelines for the diagnosis and management of disseminated intravascular coagulation. British Committee for Standards in Haematology. British Journal of Haematology, 145(1), 24–33. https://doi.org/10.1111/j.1365-2141.2009.07600.x
  5. Refaai, M. et al. (2018). The Clinical Significance of Fibrin Monomers. Thrombosis and Haemostasis, 118(11), 1856–1866. https://doi.org/10.1055/s-0038-1673684
  6. Toh, J. M. H. et al. (2013). The clinical utility of fibrin-related biomarkers in sepsis. Blood Coagulation & Fibrinolysis, 24(8), 839–843. https://doi.org/10.1097/mbc.0b013e3283646659